“Take Brief” – Phải “Take” như thế nào!

Tháng Tám 8, 2009

“tri bỉ tri kỷ, bách chiến bất đãi

bất tri bỉ nhi tri kỷ, nhất thắng nhất phụ

bất tri bỉ, bất tri kỷ, mỗi chiến tất bại”

************************

Biết người biết ta, trăm trận không nguy

không biết người mà chỉ biết ta, một trận thắng một trận thua

không biết người, không biết ta, mọi trận đều bại

tontu2Tôn Tử  (722 – 481 TCN)

Đây là câu thành ngữ nổi tiếng trong “Tôn Tử binh pháp” thời Xuân Thu chiến quốc. Được áp dụng cho các tướng lĩnh trước khi xuất trận, cần tìm hiểu rõ thực lực của quân ta lẫn quân địch để đưa ra các quyết định chính xác.

Ngày nay trong xã hội cạnh tranh, người ta vẫn còn vận dụng câu nói này để áp dụng vào công việc. Trước khi làm một công việc gì, chúng ta cần có sự chuẩn bị, nghiên cứu về các đối thủ cạnh tranh, về đối tác nhằm nắm bắt đúng vấn đề để giành chiến thắng.

Trở lại với tiêu đề : ” Take Brief…”. Thật khó để tìm được một từ tiếng Việt diễn đạt vừa ngắn gọn mà lại trọn vẹn ý nghĩa của thuật ngữ chuyên ngành này. “Bản yêu cầu sáng tạo”, “Bản mô tả thông tin và yêu cầu công việc” hay “Bản định hướng sáng tạo”? Vậy nên cách tốt nhất để dịch nghĩa từ này là… không dịch gì cả, chúng ta hãy cứ gọi là brief khi muốn ám chỉ brief.
Nói một cách nôm na, brief là văn bản mà khách hàng (client) cung cấp cho công ty quảng cáo (agency) trong đó chứa đựng những thông tin cần thiết để agency hiểu được khách hàng là ai và khách hàng muốn gì, trước khi bắt tay vào sáng tạo.

Vì sao phải viết Brief?

Thực hiện bảng Brief sẽ giúp các agency có sự chuẩn bị tốt và thu thập được thông tin một cách sâu sắc và đầy đủ từ client.

Nội dung của một Brief thông thường gồm:

Project:…………………………………………………………………………………………………….

Client:……………………………………………………………………………………………………….

Brand:………………………………………………………………………………………………………

Project Role – Các agency cần đặt ra các câu hỏi đối với các client xem project chuẩn bị thực hiện này có nằm trong các campaign nào đó của client đang thực hiện hay không? hay chỉ là một chương trình riêng lẻ thông thường. Nếu project là một phần của campaign, cần tìm hiểu thêm về campaign client đang thực hiện

Background – Các agency cần tìm hiểu kỹ thông tin nền tảng về công ty client mà chúng ta sắp thực hiện project. Công ty đang tham gia hoạt động ở ngành nào? Thị trường ngành đó như thế nào?.Vị trí của sản phẩm, dịch vụ mà ta chuẩn bị đang ở vị trí nào trên thị trường. Các đối thủ hiện nay là ai, điểm mạnh và yếu của các đối thủ

…………………………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………………..

Objectives – Hãy yêu cầu Client liệt kê một vài mục tiêu của project, và đâu là mục tiêu chính và quan trọng nhất mà client cần.

Mục tiêu của chương trình này là gì, giới thiệu sản phẩm, thay đổi nhận thức người tiêu dùng, hay thay đổi hành vi của người tiêu dùng.

1. ……………………………………………………………………………………………………………….

2. ………………………………………………………………………………………………………………

3. ………………………………………………………………………………………………………………

Đi kèm với những mục tiêu lớn này thì có những mục tiêu nào khác như: Tăng doanh số bán hàng, tăng độ nhận biết với sản phẩm, tăng độ phản hồi,…

Target Audience – Những đối tượng khách hàng nào là chính: sinh viên, học sinh, nhân viên văn phòng, những người nội trợ,…..

1. ………………………………………………………………………………………………………………

2. ……………………………………………………………………………………………………………..

3. ……………………………………………………………………………………………………………..

Từ  đó mô tả chân dung khách hàng như thế nào: giới tính, độ tuổi, thu nhập, học vấn, thói quen sử  dụng sản phẩm, hành vi, mối quan tâm hiện tại của họ,…

………………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………………..

Message – thông điệp nào cần được khách hàng mục tiêu ghi nhận sau khi project kết thúc.

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

U.E.P- Unique Emotion Proposion

Cần tìm hiểu xem Client muốn các khách hàng mục tiêu của mình trải nghiệm cảm xúc gì sau khi project kết thúc

……………………………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………………….

Locations – Các agency cần tìm hiểu xem client muốn thực hiện project tại những địa bàn nào: Tp Hồ Chí Minh, miền Nam, 6 tỉnh thành phố lớn ở Việt Nam hay là trên diện rộng khắp cả nước .

……………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………..

Budget

………………………………………………………………………………………………………………

Một số mẫu brief tham khảo:

1. Creative_Brief 1

2. Creative_Brief 2

3. Creative_Brief question

4. Creative_Brief template

5. brief M&C Satchi Agency

Tài liệu trắc nghiệm marketing

Tháng Sáu 26, 2009

Tài liệu trắc nghiệm Marketing :trac nghiem marketingtrac nghiem marketing1

Hệ thống nhận dạng thương hiệu – đặc trưng riêng của mỗi công ty

Tháng Sáu 14, 2009

Thương hiệu là tài sản quý giá nhất của các doanh nghiệp. Để xây dựng được lòng yêu mến của người tiêu dùng đối với thương hiệu là điều không dễ dàng. Tuy nhiên, không phải lúc nào người tiêu dùng cũng có thể dễ dàng nhận ra ngay được thương hiệu  mình cần. Vì vậy, điều đầu tiên trong việc xây dựng thương hiệu đối với các công ty đó là phải thiết kế được bộ nhận dạng thương hiệu thật sự tốt.

Hệ thống nhận dạng thương hiệu: là tập hợp những hình ảnh, âm thanh và những thành phần khác để tạo sự nhận biết, thể hiện lời hứa thương hiệu, thể hiện sự khác biệt và tạo hiệu ứng truyền thông. Tầm quan trọng của việc thiết kế hệ thống nhận dạng thương hiệu là tạo được sự nhận biết thương hiệu đối với người tiêu dùng, là nền tảng cho việc xây dựng thương hiệu. Đặc biệt là hỗ tính cách, hình ảnh thương hiệu.

Yêu cầu của việc thiết kế bộ nhận dạng thương hiệu

  • Phải tạo được đặc trưng riêng của công ty
  • Việc thiết kế phải nhất quán
  • Phổ biến rộng rãi

Thông thường  khi thi thiết kế một bộ nhận dạng thương hiệu bao gồm 3 phần :

Thứ nhất là Logo:

  • Logo phải có ý nghĩa và thể hiện được thông điệp của công ty đến người tiêu dùng.

Logo Tổng thể Logo là một khối màu xám bao bọc xung quanh màu xanh dương. Màu xám tượng trưng cho kim loại, màu xanh dương tượng trưng cho sự sống của con người. Những đường cong hình tròn hình vuông là những hình dáng mạnh mẽ cứng cáp của thép Hữu liên Á Châu.

  • Logo phải có tỉ lệ chuẩn.

Tỉ lệ chuẩn này tạo thuận lợi cho việc sử dụng logo của công ty, tránh tình trạng mỗi nơi sẽ có kích thước và hình dáng khác nhau. 1

  • Logo phải thể hiện được cả ở màu đơn sắc.

Logo là yếu tố cơ bản để có thể nhận dạng được công ty. Trong một số trường hợp không thể thực hiện logo với đầy đủ màu sắc, mà chỉ có thể thể hiện trắng đen thì Logo công ty vẫn thể hiện được rõ và khách hàng dễ dàng nhận ra được. Việc in trên giấy với một màu thì rẻ hơn rất nhiều so với việc in màu. 2

  • Logo phải có mùa sắc chuẩn và Font chữ chủ đạo.

Tránh việc dùng sai hoặc nhiều font chữ khác nhau. Font chữ phải rõ ràng, có thể dễ dàng để nhận ra các chữ cái. Tránh dùng các font chữ cách điệu gây khó khăn cho người nhìn. 3 4 Ngoài ra còn có thể  sử dụng kết hợp với các phong chữ khác nhằm tạo sự phong phú thêm cho hình thức trình bày. Cần chú ý đến vùng an toàn của logo. Đây là khoảng không gian bao bọc xung quanh logo, giúp thương hiệu luôn nổi bật trong bản vẽ trình bày hoặc trên các phương tiện truyền thông.

Thứ hai là văn phòng phẩm: đối tượng tác động chính của bộ nhận dạng thương hiệu đối với văn phòng phẩm là đội ngũ nhân lực bên trong công ty. Vừa tạo được sự chuyên nghiệp cho công ty vừa tạo cho các nhân viên  niềm tin vào phát triển của công ty trong tương lai.

  • Danh thiếp

danh thiep

  • Giấy dùng trong văn phòng và cho văn bản

a

  • Bìa kẹp hồ sơ và phong bì

hee

  • Nhãn đĩa CD và bao đựng CD

b

  • Túi Nylon và túi giấy

c

  • Đồng phục

dong phuc

  • Các vật dụng khác

dung c;u khac Thứ 3 là các vật tiếp thị quảng cáo : Nếu như các dấu hiệu nhận dạng thương hiệu đối với văn phòng phẩm là tác động đối với đội ngũ nhân viên bên trong công ty, thì các yếu tố tiếp thị quảng cáo lại tác động đến các khách hàng. Giúp cho khách hàng nhận biết và mua sản phẩm dễ dàng.

  • Áp phích

d

  • Băng rôn

bang ron

  • Quảng cáo ngoài trời

quang cao ngoai troi

  • Quảng cáo trên website

websites

  • Quảng cáo trên báo

quang cao bao

  • Show room, cửa hàng

showroom Ngoài ra có thể thể hiện hệ thống nhận dạng thương hiệu qua các sản phẩm và bao bì đóng gói như: trên sản phẩm, tem sản phẩm, in trực tiếp lên sản phẩm,…

Một số lưu ý khi thiết kế logo: 1.  Phản ảnh công ty một cách trung thực nhất. Thông thường logo được sử dụng như một biểu tượng nhằm tăng cường nhận thức của công ty đối với tên thương hiệu. Trong những trường hợp khác, logo lại được thể hiện bằng những hình ảnh cụ thể hoặc là một yếu tố nào đó của sản phẩm hoặc của công ty, hoặc là mong muốn trong tương lai của công ty.

  • Không được thay đổi màu sắc logo
  • Không bỏ màu của logo so với quy định
  • Không được thay đổi tỉ lệ chuẩn của logo
  • Không được thu nhỏ tên công ty
  • Không đươc xoay logo và tên công ty
  • Không được sử dụng font chữ khác

khon d;uoc 2.  Tránh quá nhiều chi tiết: Những logo đơn giản có thể được nhận ra nhanh dễ nhớ hơn so với các logo phức tạp, các đường nét hoặc các chữ đậm gây được ấn tượng nhiều hơn đường nét hoặc chữ mảnh, các logo đơn giản có thể phóng to thu nhỏ dễ dàng hơn các logo phức tạp. logo phức tạp

Logo của Bayer năm 1861

3.  Có thể phóng to thu nhỏ tuỳ ý: Logo phải đảm bảo được đường nét và tính thẩm mỹ của nó dù được phóng to hay thu nhỏ, một nguyên tắc thường được áp dụng là cho dù được thu nhỏ khi in trong danh thiếp, hoặc được phóng to trên bảng quảng cáo lớn ngoài trời logo vẫn phải giữ được đường nét và tính thẩm mỹ. Logo 4.  Logo phải bảo đảm tính cân đối : Tính cân đối thường được xem là một tiêu chuẩn quan trọng trong thiết kế. Logo của công ty bạn cũng phải tuân thủ nguyên tắc này, nghĩa là không được có một phần nào quá lớn hoặc nổi bật so các phần khác. Tính cân đối phải được thể hiện ở cả màu sắc, đường nét, và hình dạng. untitled Như trong trường hợp này, logo quá nghiêng về phía bên phải, chữ marketing in đậm nữa  càng làm cho nó mất cân đối( 🙂 ) hehe. Có thể tham khảo thêm bộ nhận dạng thương hiệu vừa đoạt giải quả chuông vàng năm 2008 của PNJ. PNJ_guidelines